Độ nén của động cơ thể hiện sự kín khít của buồng đốt động cơ trong quá trình làm việc (quá trình nén hỗn hợp không khí nhiên liệu). Quá trình này là cần thiết để động cơ sinh công và giúp ô tô di chuyển và hoạt động. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với quá trình nén, thì xe của bạn đang có vấn đề lớn về sức mạnh và hiệu quả.
Rất dễ nhận biết khi nào bạn gặp sự cố nén thấp vì bạn có thể gặp sự cố bỏ máy khi cố gắng khởi động động cơ. Hoặc động cơ sẽ mang lại hiệu suất kém khi bạn đang điều khiển xe trên đường.
Trong tình huống xấu nhất sẽ là xe không nổ máy nếu tất cả các xi-lanh không có lực nén.
Nói chung, nếu động cơ có độ nén thấp ở một xi-lanh, động cơ vẫn sẽ nổ máy nhưng bạn có thể gặp phải hiện tượng bỏ máy và xe của bạn sẽ chạy ì ạch. Nếu bạn gặp tình trạng không nén ở TẤT CẢ các xi lanh, thì động cơ của bạn sẽ không khởi động được.
Có nhiều lý do tại sao độ nén thấp có thể tồn tại trong động cơ ô tô. Đôi khi độ nén thấp chỉ xuất hiện trong một xi-lanh của động cơ và cũng có thể độ nén thấp trong TẤT CẢ xi-lanh.
Bạn chỉ cần hiểu những nguyên nhân chính có thể gây ra độ nén thấp của động cơ ô tô và sau đó sửa chữa hoặc thay thế bất cứ điều gì bị hư hỏng. Dưới đây là 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nén thấp ở động cơ ô tô.
1. Mòn, thủng, rỗ khí Piston
Trong quá trình động cơ làm việc, piston sẽ bị mài mòn, đặc biệt nếu có hiện tượng quá nhiệt trong động cơ, thì các điểm nóng sẽ bám vào piston. Sau một thời gian, những vết cháy này sẽ thủng lỗ rỗ khí ngay qua piston. Khi điều đó xảy ra, khí sẽ rò rỉ qua các lỗ này và gây ra hiện tượng nén thấp.
2. Mòn, rò rỉ xupap
Đỉnh của mỗi xi lanh (nắp máy) chứa van xả và van nạp (xupap). Không khí và nhiên liệu đi vào van nạp cho quá trình đốt cháy. Các khí cháy hình thành do đốt sẽ đi ra khỏi van xả.
Nếu các van này trở nên quá nóng, chúng có thể bắt đầu bị rò rỉ khí sớm. Khi điều này xảy ra, động cơ sẽ gặp sự cố độ nén thấp.
Thông thường hơn, các vòng đệm của đế van có thể bị mòn theo thời gian cho phép khí thoát ra ngoài, do đó gây ra hiện tượng độ nén xi lanh đi xuống.
3. Mòn đai định thời
Đai (xích) định thời là thành phần kết nối trục cam và trục khuỷu với nhau. Nếu đai định thời bị đứt hoặc bị hỏng, trục cam sẽ không thể quay được nữa hoặc quay không đúng (trượt).
Điều này có nghĩa là nó không thể mở hoặc đóng van xả hoặc van nạp đúng cách. Kết quả là, quá trình đốt cháy trong xi lanh sẽ bị tác động tiêu cực. Vì vậy, dẫn đến độ nén động cơ bị tụt thấp.
4. Hỏng gioăng đệm đầu máy
Giữa nắm máy và khối xilanh có một gioăng đệm để làm kín. Trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do khiến gioăng máy bị thổi, cháy, mòn, hỏng. Điều này làm cho khí cháy hoặc hòa khí trong xi lanh bị rò rỉ ra khỏi buồng đốt thông qua miếng đệm. Dẫn đến độ nén thấp và hiệu suất kém.
5. Mòn, hỏng xéc măng
Theo thời gian, do quá trình làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, đặc biệt nếu động cơ bị quá nhiệt có thể làm cho các xéc măng của piston bị mòn, gãy hoặc bị hỏng. Điều này sẽ làm cho khí cháy, hòa khí rò rỉ xuống hộp trục khuỷu vì chúng không còn khả năng bịt kín chúng bên trong xi lanh.
Cách khắc phục độ nén thấp
Điều đầu tiên bạn cần làm là sử dụng đồng hồ đo độ nén và kiểm tra để xem liệu động cơ của bạn có thực sự gặp sự cố độ nén thấp hay không. Quá trình này thường sẽ mất 45 phút, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn có chút thời gian rảnh rỗi.
Nếu không có đồng hồ đo độ nén, bạn có thể mua một chiếc hoặc mang xe đến gara sửa chữa ô tô và nhờ họ kiểm tra độ nén cho bạn. Nếu họ nhận thấy có độ nén thấp, bước tiếp theo là kiểm tra xi lanh, pít-tông, van và đệm máy, xéc măng để xem có bị hỏng không.
Từ việc kiểm tra này, bạn có thể thay thế bất cứ thứ gì bị hư hỏng. Tuy nhiên, đây sẽ là một công việc kéo dài và tốn kém vì nó liên quan đến việc tháo động cơ. Hãy chuẩn bị cho điều đó.