Nếu máy phát điện bị hư hỏng có thể khiến bạn bị mắc kẹt trên đường. Bạn không cần thiết phải biết mọi khía cạnh về cách thức hoạt động cũng như cấu tạo chi tiết của máy phát điện, nhưng việc biết một vài thử nghiệm dễ dàng và một số dấu hiệu hỏng ban đầu có thể giúp bạn tránh gặp những sự cố tốn kém. Để kiểm tra máy phát điện trên xe của bạn, hãy làm theo các bước sau.
1. Các công cụ cần thiết – Trước tiên, bạn sẽ cần những thứ sau đây: Ống cao su (Khoảng ba mét), Kính an toàn, Đồng hồ đo điện áp hoặc Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số, Chốt chặn bánh xe.
Cảnh báo: Khi làm việc dưới mui xe với động cơ đang chạy, bạn cần luôn luôn thận trọng với các bộ phận chuyển động. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng không có bất kỳ quần áo hay trang bị nào nào có thể bị kẹt trong động cơ.
2. Đỗ xe trên mặt đất bằng phẳng – Hãy chắc chắn rằng xe của bạn đang đỗ trên bề mặt bằng phẳng nếu có thể và tắt động cơ.
3. Kê chặn bánh xe – Chặn kê bánh xe trước và sau.
4. Mở nắp ca-pô.
5. Xác định vị trí máy phát điện – Trên hầu hết các ô tô, máy phát điện được đặt gần đỉnh, phía trước động cơ. Một số xe có thể máy phát sẽ đặt phía sau và ở dưới.
6. Kiểm tra đai truyền động động cơ – Kiểm tra độ căng của đai truyền động.
Mẹo: Nhấn vào dây đai giữa hai pulley bất kỳ và đảm bảo rằng dây đai không bị trùng. Dây đai lỏng lẻo có thể khiến máy phát điện không hoạt động đúng cách, điều này khiến dòng điện cung cấp cho ắc quy không liên tục hoặc không đạt yêu cầu.
7. Lắng nghe tiếng động – Khởi động động cơ và lắng nghe bất kỳ tiếng động lạ nào như tiếng rít hoặc tiếng nghiền.
8. Kiểm tra vòng bi của máy phát điện – Đặt một đầu của ống cao su trên vỏ máy phát điện và đầu còn lại vào tai của bạn. Thao tác này hoạt động như ống nghe của bác sĩ.
Mẹo: Nếu tiếng nghiền hoặc tiếng rít rất lớn khi nghe qua vòi ống caosu thì có thể bị hỏng vòng bi trong máy phát điện vì vậy nó sẽ cần phải được thay thế.
9. Bắt đầu thử nghiệm máy phát điện – Bây giờ bạn đã sẵn sàng để bắt đầu thử nghiệm thực tế. Đầu tiên tắt động cơ.
10. Kết nối đồng hồ đo điện áp – Bật đồng hồ điện áp của bạn và đặt nó thành điện áp DC, đặt cực dương vào cực dương (+) trên ắc quy và cực âm (-) đến cực âm trên ắc quy.
Mẹo: Nếu các cực của ắc quy bị lỏng hoặc bị ăn mòn, bạn cần phải giải quyết vấn đề đó trước tiên.
11. Quan sát điện áp ắc quy – Giá trị cần nằm trong phạm vi 12,5-12,65 volt.
Mẹo: Nếu điện áp ắc quy thấp, bạn cần phải xem tải của nó.
12. Đọc điện áp trên đồng hồ – Khởi động động cơ và quan sát điện áp trên đồng hồ. Điện áp đo được nên tối thiểu 13 volt. Một máy phát điện tốt sẽ cho điện áp trong khoảng 13,5-14,5 volt.
13. Kiểm tra khả năng tải của máy phát điện – Đặt tải lên máy phát điện bằng cách bật đèn pha, radio và điều hòa không khí. Điện áp nên duy trì ở mức cao với các mạch trên. Nếu điện áp không thay đổi khi động cơ khởi động, nếu nó không đạt được trên 13 volt hoặc nếu nó sạc trên 15 volt thì máy phát điện có thể bị lỗi.
Mẹo: Nếu điện áp thấp, bạn có thể lắc nhẹ các rắc kết nối điện ở mặt sau của máy phát điện để xem điện áp có thay đổi không. Nếu vậy thì nó có thể chỉ là một kết nối lỏng lẻo. Các kết nối lỏng lẻo hoặc bị ăn mòn trên máy phát điện hoặc ắc quy có thể gây ra các kết quả đọc sai.
Những thử nghiệm này là một cách tốt để bạn ngăn ngừa sự cố bất ngờ.
Nếu các bài kiểm tra của bạn không giúp bạn nhận ra bất kỳ vấn đề nào, nhưng bạn liên tục nhận được cảnh báo về ắc quy trên táp lô của xe, có vấn đề với ắc quy, cần phải thử nghiệm thêm.