Có bao giờ bạn nghĩ là bạn có thể tự mình thay được má phanh ô tô của bạn? Hay đơn giản là bạn muốn biết việc thay má phanh diễn ra như thế nào?
Bạn muốn tự mình thay má phanh ô tô khi nó bị mòn? Để tiết kiệm chi phí, để có cảm giác SƯỚNG khi mà tự mình cũng làm được. Hay đơn giản là bạn chỉ muốn biết các công đoạn thay má phanh chuẩn mà các kỹ thuật viên thường là.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước thay má phanh trên ô tô.
Part 1. Công đoạn chuẩn bị và tháo
1. Lựa chọn má phanh chuẩn cho ô tô của bạn
Má phanh ô tô có bán khắp các cửa hàng phụ tùng hay ở các gara. Bạn chỉ cần nói đến dòng xe, năm sản xuất là có được má phanh chính xác. Lưu ý là loại càng đắt tiền thì tuổi thọ càng cao.
Tuy nhiên, má phanh đắt tiền, tuổi thọ cao có thể chứa hàm lượng kim loại lớn, điều này có thể không phù hợp với xe của bạn, vì nó có thể gây mòn đĩa phanh/trống phanh nhanh hơn. Tốt hơn hết là mua má phanh chính hãng.
2. Đảm bảo xe bạn đã nguội, đặc biệt là các cụm bánh xe
Nếu xe bạn mới chạy, đĩa phanh và má phanh rất nóng, hãy để xe nguội trở lại, bạn có thể quạt mát cho các cụm bánh xe để tránh bị bỏng khi thao tác.
3. Nới lỏng đai ốc bánh xe
Sử dụng khẩu, tuýp chuyên dùng để nới lỏng các đai ốc ở bánh xe. Chú ý là nới lỏng khoảng 3/4 vòng, chứ không tháo hẳn đai ốc ra.
4. Kích Nâng xe
Sử dụng kích để nâng xe lên. Chú ý cần có dụng cụ chèn kê an toàn. Chèn bánh xe để tránh sự trượt bánh xe gây nguy hiểm.
5. Tháo bánh xe
Nới lỏng và tháo hết các đai ốc bánh xe ra. Sau đó cần thận kéo bánh xe ra. Chú ý có thể lă răng có bavia gây đứt tay.
6. Tháo các bulong xy lanh bánh xe
Sử dụng cờ lê/ khẩu có kích thước đúng để tháo các bulong xylanh bánh xe. Các xylanh bánh xe có tác dụng ngàm giữ và điều khiển ép các má phanh lên đĩa phanh.
Thường có 2 bulong gắn xylanh bánh xe lên giá đỡ trục. Hãy tháo cả 2 bulong này ra.
- Chú ý áp suất dầu ở xylanh bánh xe. Trường hợp áp suất còn lớn có thể khiến xylanh bị bật ra trong khi tháo bulong, hãy cẩn thận tránh nguy hiểm.
- Chú ý xem có các lá đệm nào giữa xylanh và má phanh không. Bạn cần phải thay thế chúng nếu có.
- Nhiều dòng xe, bạn chỉ cần tháo 1 bulong, sau đó vặn ngược xylanh bánh xe quay theo trục bulong còn lại về phía trước để tháo má phanh mà không cần tháo cả 2 bulong.
7. Treo cụm xylanh bánh xe lên
Hãy cẩn thận treo cụm xylanh bánh xe lên. Vì xylanh còn kết nối với đường dầu, do đó hãy cẩn thận treo cụm xylanh này lên để tránh các va chạm gây áp lực lên hệ thống phanh.
Part 2: Thay thế và Lắp đặt
1. Tháo má phanh cũ
Lưu ý cách gắn má phanh. Thường thì má phanh được gắn bởi gờ và rãnh. Dùng tay cẩn thận đẩy má phanh ra.
Kiểm tra đĩa phanh xem có bị mòn, mòn lệch hay nứt vỡ không. Thay thế hoặc sửa chữa phục hồi khi cần thiết.
2. Lắp đặt má phanh mới
Tiến hành lắp má phanh mới lên khung cụm phanh. Bạn cũng có thể bôi một ít mỡ bôi trơn vào các đầu ngàm, rãnh ngàm mà phanh để giảm tiếng ồn khi phanh. Tránh để chất bôi trơn dính và tấm ma sát má phanh. Sẽ khiến mất đi hiệu quả phanh.
3. Kiểm tra dầu phanh
Kiểm tra dầu phanh, thêm dầu hoặc thay dầu khi cần thiết.
4. Lắp cụm xilanh bánh xe
Lắp cụm xilanh bánh xe, vặn chặt các bulong. Có thể dùng ngàm để ép piston sau đó lắp vào sẽ thuận tiện hơn.
5. Lắp bánh xe
Lắp bánh xe trở lại, xiết chặt các đai ốc. Lưu ý xiết vừa đủ, không chặt quá trước khi hạ kích.
6. Hạ kích, Xiết chặt đai ốc
Tiến hành hạ kích bánh xe, sau đó xiết chặt các đai ốc. Lưu ý xiết đủ lực theo quy định của từng dòng xe. Bạn cũng có thể xiết theo kinh nghiệm.
7. Khởi động xe
Sau khi lắp đặt xong, tiến hành khởi động xe. Đạp phanh khoang 20 lần để cho dầu phanh trở lại bình thường.
8. Thử phanh
Đi xe với tốc độ chậm, khoảng 10km/h, sau đó đạp phanh để kiểm tra phanh đã đạt yêu cầu chưa. Thử nhiều lần, có thể tăng tốc dần sẽ giúp bạn đảm bảo sau lắp đặt hơn.
Chú ý kiểm tra bàn đạp phanh xem lực đạp phù hợp chưa, nghe các âm thanh phát ra xem có gì bất thường không? Để khắc phục khi cần.