Hệ thống phanh khí nén có thể dừng xe một cách an toàn và hiệu quả, nhưng việc đỗ xe và kéo phanh tay thì lại là một chuyện khác. Nó hoàn toàn không đáng tin cậy và bất hợp pháp. Bởi vì khi một chiếc xe đã dừng lại và tắt máy, phanh hơi của nó sẽ chỉ còn bình tích áp dự trữ lượng khí có áp. Nếu có bất kỳ sự rò rỉ nào, phanh tay sẽ không thể an toàn bởi lượng khí này sẽ không được duy trì.
Các quy định về phanh đỗ xe yêu cầu rằng một khi được áp dụng, lực phanh đỗ xe phải được duy trì bằng các phương tiện cơ học và không bị ảnh hưởng bởi sự mất áp suất không khí.
Loại phanh đỗ phổ biến nhất trong hệ thống phanh hơi là phanh đỗ lò xo. Loại thứ hai được biết đến như một cơ cấu chấp hành an toàn và thường chỉ được tìm thấy trên một số xe khách đường cao tốc và xe buýt liên tỉnh.
Phanh đỗ lò xo
Hầu hết các phanh đỗ xe lò xo bao gồm một bầu phanh bổ sung được gắn vào phía sau của bầu phanh công tác. Bầu phanh bổ sung có chứa một lò xo cuộn mạnh mẽ được bố trí để lực lò xo có thể được tác dụng lên phanh thông qua thanh đẩy của bầu công tác thông thường.
Phanh đỗ lò xo chỉ được gắn trên trục cầu sau – không gắn trên trục cầu trước. Bầu phanh công tác là bầu phanh thông thường của phanh khí cơ bản. Phần phanh đỗ lò xo được lắp phía sau bầu phanh công tác.
Bầu phanh đỗ lò xo chứa một màng ngăn thứ hai, một lò xo cuộn lớn và một thanh đẩy trung gian được sử dụng để truyền lực của lò xo cuộn tới thanh đẩy công tác khi phanh đỗ lò xo được tác dụng. Lò xo cuộn trong hầu hết các bầu phanh đỗ lò xo có thể tác động một lực từ 1.500 đến 2.000 pound (680 – 910 kg).
Khi bạn đạp phanh chân thì áp suất không khí sẽ đẩy màng phanh bên bầu công tác, tác dụng lên ty đẩy để thực hiện phanh xe. Phanh đỗ lò xo thì hoạt động theo chiều ngược lại. Các phanh này được tác dụng và duy trì tác dụng bởi áp suất lò xo cơ học, không phải bởi áp suất không khí. Áp suất khí có tác dụng ép lò xo để nhả phanh. Nếu áp suất không khí giảm xuống dưới mức cần thiết để giữ cho lò xo bị nén, lò xo sẽ đẩy thanh đẩy trong buồng phanh công tác, tác dụng phanh.
Phanh và nhả phanh đỗ lò xo
Việc phanh và nhả phanh đỗ được thực hiện bằng một số cách:
- Thông thường, chúng được áp dụng và giải phóng bằng cách sử dụng van điều khiển phanh đỗ trên bảng điều khiển.
- Nếu áp suất không khí trong hệ thống giảm xuống dưới khoảng 60 psi, phanh đỗ lò xo có thể bắt đầu tác dụng và ở 20 đến 45 psi (138 đến 310 kPa) thì phanh đỗ có thể tự động tác dụng hoàn toàn.
Phanh đỗ nhả phanh
Trong sơ đồ trên, màu vàng thể hiện khí nén có áp suất cao. Khí nén từ bình chứa dẫn vào bầu tích năng, nhờ áp suất lớn, nó nén màng bầu phanh đỗ, nén lò xo phanh đỗ. Như vậy ty đẩy trung gian được giải phóng. Ty đẩy phanh công tác được kéo vào nhờ lò xo hồi vị. Do đó phanh lúc này được giải phóng.
Van điều khiển phanh đỗ (thường là nút màu vàng) được gắn trên bảng đồng hồ. Trong hầu hết các trường hợp, việc đẩy van này vào cho phép áp suất không khí chảy đến các buồng phanh đỗ lò xo, làm cho các phanh đỗ lò xo này nhả ra. Việc kéo van này ra sẽ làm xả áp suất không khí lên buồng phanh đỗ lò xo, làm cho các phanh này hoạt động. Hướng dẫn thường được in chìm trên nút.
Phanh đỗ lò xo – Phanh phanh công tác
Lái xe đạp bàn đạp phanh, cung cấp khí nén cho bầu phanh công tác, đẩy màng phanh, tác động ty đẩy đẩy đòn và xoay cam áp dụng phanh. Ty đẩy trung gian là độc lập, nên nó vẫn giữ nguyên trạng thái.
Phanh đỗ lò xo – Thực hiên phanh đỗ
Khi lái xe bật phanh đỗ, dòng khí ở bầu phanh đỗ sẽ được xả ra. Lò xo phanh đỗ được giải phóng, tác động lực lên màng và ty đẩy trung gian. Tiếp tục tác động lên ty đẩy phanh,… tác dụng phanh đỗ xe.
Cảnh báo người lái – kết hợp phanh
Luôn đảm bảo rằng phanh đỗ lò xo được nhả ra trước khi thực hiện phang công tác nặng, chẳng hạn như phanh được thực hiện trong quá trình kiểm tra trước chuyến đi.
Khi phanh đỗ lò xo được áp dụng, có tới 2.000 pound lực tác dụng lên tất cả các bộ phận của phanh. Nếu tác dụng phanh công tác nặng được thực hiện, lực tác dụng không khí sẽ được thêm vào lực lò xo. Điều này có thể làm tăng thêm 3.000 pound nữa với tổng số 5.000 pound Việc cộng hai lực này với nhau, được gọi là cộng gộp có thể gây ra thiệt hại cho đòn bẩy điều chỉnh, s-cam, bu lông lắp buồng phanh, con lăn guốc phanh, guốc và trống phanh.
Tuy nhiên, khi phanh nhẹ thì việc kết hợp phanh đỗ không ảnh hưởng gì đến hệ thống.
Phanh đỗ lò xo – nhả thủ công
Hầu hết các bầu phanh đỗ lò xo đều có phương tiện nhả bằng tay. Tính năng này chỉ nên được sử dụng bởi thợ máy khi sửa chữa. Nếu tất cả khí nén bị mất và xe phải được kéo, phanh đỗ lò xo có thể được giải phóng bằng cách nhả thủ công. Luôn chặn bánh xe khi nhả phanh đỗ xe lò xo. Bởi vì khi thực hiện nhả thủ công, sẽ không còn lực phanh tác động nữa.
Cơ cấu đơn giản cho việc nhả phanh đỗ thủ công là sử dụng bulong và đai ốc nhả như sơ đồ trên. Trường hợp mất khí nén, phanh đỗ sẽ tự động tác dụng phanh bánh xe. Lúc này, thợ máy sẽ tiến hành siết đai ốc để kéo nén lò xo phanh đỗ, giúp nhả phanh. Khi muốn phanh đỗ thì chỉ cần vặn ngược đai ốc để giải phóng lò xo phanh đỗ.
Việc nhả phanh đỗ lò xo sẽ có hướng dẫn được in chìm trên hầu hết các vỏ bầu phanh. Luôn đảm bảo chèn các bánh xe trước khi thực hiện thao tác nhả thủ công.
- Phanh khí nén – Part 1: Cơ bản về Phanh Khí nén
- Phanh khí nén – Part 2: Bầu phanh bánh xe (Air Brake Chamber) và Cụm Cơ sở phanh (Foundation brakes)
- Phanh khí nén – Part 3: Máy nén khí, điều áp, bình chứa khí nén và van chính
- Phanh khí nén – Part 4: Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống phanh khí nén
- Phanh khí nén – Part 5: Hệ thống phanh khí Kép
- Phanh khí nén – Part 6: Phanh đỗ
- Phanh khí nén – Part 7: Phanh đỗ (tiếp theo)
- Phanh khí nén – Part 8: Hệ thống phanh khí xe đầu kéo – rơ-moóc
- Phanh khí nén – Part 9: Các kiểu phanh cơ sở khác
- Turbocharger – Sự khác biệt giữa tăng áp kép song song và tuần tự